Cao su trong công nghiệp khai khoáng mỏ
Theo các số liệu năm 2022, nước ta có 5.000 mỏ và điểm quặng (900 mỏ đang khai thác), thuộc 48 loại khoáng sản khác nhau như: bauxit, đất hiếm, than, apatit, đá hoa trắng, titan-zircon, sắt, đồng, chì kẽm, mangan, cromit, antimon, kim loại hiếm…
Số lượng doanh nghiệp trong ngành khai khoáng tăng nhanh chóng, năm 2019 là 3.804 doanh nghiệp, tăng gần 850 doanh nghiệp so với năm 2011. Trong đó doanh nghiệp tư nhân 3.700 (97,2%), doanh nghiệp nhà nước 62 (1,84%), doanh nghiệp FDI 30 (0,96%).
Đặc biệt trong số này có 1.935 doanh nghiệp khai thác đá (50,87%); 873 doanh nghiệp khai thác cát sỏi (22,95%); 330 doanh nghiệp khai thác kim loại (8,68%); 181 doanh nghiệp khai thác than (4,76%), trong đó 60% là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, doanh thu phần lớn đến từ ngành than (62,6%). Doanh thu từ doanh nghiệp khai thác đá đứng thứ hai (18,5%).
Cũng theo số liệu năm 2019, ngành khai khoáng đóng góp 1.491,2 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chỉ chiếm 0,61% tổng thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp ngành khai thác than là 788,4 tỷ đồng (52,9%); doanh nghiệp ngành khai thác đá 394,9 tỷ đồng (26,5%) và doanh nghiệp khai thác đất sét 6,3 tỷ đồng (0,4%).
Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp khai khoáng là 5.200 tỷ đồng. Doanh nghiệp khai thác đá có lợi nhuận cao nhất, 1.988,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận 11 tỷ đồng. Doanh nghiệp khai thác than có lợi nhuận cao thứ hai, 1.860,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận khoảng 5,64 tỷ đồng.